Home Blog Các loại sàn forex: Dealing Desk và No Dealing Desk

Các loại sàn forex: Dealing Desk và No Dealing Desk

by Danny
0 comment

Bước đầu tiên để chọn lựa một sàn giao dịch để bạn đặt niềm tin, thì chúng ta phải tìm hiểu niềm tin đó có đặt đúng chỗ không. Vì vậy chúng ta buộc phải phân loại các loại sàn Forex!

Chúng ta sẽ không thể biết chúng ta sẽ gọi món gì, đến khi được nhìn thấy menu đúng không?

Tất nhiên phải loại trừ bạn là một khách hàng thân thiết ở đấy. Bạn đã nhìn thấy menu và biết mình nên gọi gì!

Chúng ta sẽ có 2 loại sàn giao dịch (nhà môi giới) Forex:

  • Dealing Desk (Sàn ôm lệnh)
  • No Dealing Desk (Sàn không ôm lệnh)

Sàn Dealing Desk còn được gọi là Market Makers (Những nhà tạo lập thị trường/ Nhà cái).

Sàn No Dealing Desk có thể được chia thành:

  1. Xử lý trực tiếp (Straight Through Processing – STP)
  2. Mạng điện tử và xử lý trực tiếp (Electronic Communication Network + Straight Through Processing – ECN + STP)
các loại sàn forex
Hai loại sàn giao dịch forex

Sàn Dealing Desk là gì?

Trong các loại sàn Forex sàn môi giới Dealing Desk kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá (spread) và cung cấp tính thanh khoản cho khách hàng của họ. Hay còn được gọi là nhà cái (market maker).

Sàn Dealing Desk sẽ tạo ra thị trường cho khách hàng của họ, có nghĩa là họ sẽ đứng ngoài cuộc chơi với các khách hàng giao dịch. Đây sẽ là cuộc chơi của các nhà giao dịch khi bạn mua hoặc bán.

Bạn sẽ nghĩ có khi nào phát sinh xung đột lợi ích giữa sàn và nhà giao dịch. Thực thế thì không có chuyện đó.

Nhà cái sẽ cung cấp cả lệnh “buy” hoặc “sell”, có nghĩa là khách hàng có thể thực hiện cả lệnh “buy” và “sell”. Điều này có nghĩa là có người bán sẽ có người mua, nhà cái chỉ là nơi để các bạn giao dịch. Và họ không quan tâm đến các quyết định cá nhân của nhà giao dịch.

Cần biết thêm về Dealing Desk

Ngoài ra, khi bạn giao dịch ở một sàn Dealing Desk bạn sẽ không thực hiện giao dịch trên mức giá liên ngân hàng. Đừng lo lắng. Ở các sàn uy tín, sự cạnh tranh giữa các nhà giao dịch gay gắt khiến cho tỷ giá gần bằng với thị trường liên ngân hàng, nếu không muốn nói là bằng nhau. Vì đây là thị trường có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Dưới đây là ảnh minh họa cho cách hoạt động trên các sàn Dealing Desk:

dealing desk
Ảnh minh họa cách thức hoạt động của Dealing Desk

Ví dụ như khi bạn đặt 1 lệnh buy 0.1 lot đến sàn Dealing Desk. Sàn sẽ cố gắng tìm một lệnh sell phù hợp từ một nhà giao dịch khác để khớp lệnh hoặc chuyển giao dịch của bạn đến với các nhà cung cấp thanh khoản của họ – nhà cung cấp thanh khoản là những đơn vị sẵn sàng mua các lệnh của bạn khi sàn môi giới không tìm được lệnh khớp.

Bằng cách này, họ sẽ giảm thiểu rủi ro. Họ chỉ kiếm lợi nhuận trên chênh lệch giá và sẽ không đặt các lệnh ngược lại với lệnh của bạn.

Tuy nhiên, trong thực tế nếu không tìm được các lệnh khớp, họ sẽ phải thực hiện lệnh ngược lại với lệnh của bạn, để tạo tính thanh khoản.

Lưu ý rằng, mỗi sàn môi giới sẽ có một chính sách khác nhau. Nên hãy chắc chắn rằng bạn đã rõ các chính sách của họ.

No Dealing Desk là gì?

Như tên gọi của nó, sàn môi giới này sẽ không giữ lệnh của bạn như Dealing Desk. Có nghĩa là sàn sẽ không giữ lệnh của khách hàng và chuyển thẳng cho các nhà thanh khoản. Khi đó bạn sẽ được giao dịch ở thị trường liên ngân hàng, quỹ, …

no dealing desk
Ảnh minh họa cách thức hoạt động của No Dealing Desk

Sàn môi giới No Dealing Desk được ví như những người xây cầu: họ xây dựng những cấu trúc để kết nối giữa các nhà giao dịch và các nhà thanh khoản.

No Dealing Desk có thể sẽ lấy một mức hoa hồng hoặc mức chênh lệch giá rất nhỏ. No Dealing Desk có thể là STP hoặc STP + ECN.

Sàn mô giới STP là gì?

Một vài sàn tự nhận họ là các sàn ECN, nhưng thực tế họ chỉ là các sàn STP – sàn xử lý trực tiếp.

Các sàn STP sẽ định tuyến lệnh của bạn đến trực tiếp các nhà cung cấp thanh khoản, những người có quyền truy cập vào thị trường liên ngân hàng. Các sàn này thường sở hữu nhiều nhà cung cấp thanh khoản, mỗi nhà thanh khoản sẽ có mức giá bid và ask khác nhau.

Sàn môi giới sẽ lựa chọn nhà cung cấp thanh khoản phù hợp nhất với lệnh của bạn. Giúp cho bạn sẽ khớp lệnh với mức giá tốt nhất.

Vậy liệu chúng ta có thấy được mức giá của các nhà thanh khoản trên nền tảng giao dịch?

Thực tế là không, các sàn môi giới sẽ không cho chúng ta thấy điều đó. Vì đó là công việc của họ, và khi bạn chọn họ để giao dịch thì họ đang kiếm được lợi nhuận. Việc của bạn sẽ là chọn các sàn mô giới tốt nhất và phù hợp với bạn nhất.

Sàn môi giới ECN là gì?

Các sàn mô giới ECN sẽ cho phép các nhà giao dịch tương tác với nhau. Những người tham gia có thể là ngân hàng, nhà giao dịch cá nhân, quỹ đầu cơ hoặc thậm chí là các sàn khác. Các người tham gia sẽ thực hiện giao dịch với nhau.

Vì là tự do nên thường mức chênh lệch rất khó cố định, các sàn mô giới sẽ kiếm lợi nhuận thông qua mức Hoa Hồng.

Chúng ta sẽ chọn loại sàn forex nào? Dealing Dead hay No Dealing Desk?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Sẽ không có sàn môi giới tốt hơn, chỉ có sàn môi giới phù hợp với phong cách giao dịch của bạn.

Phụ thuộc vào khẩu vị của bạn, bạn có thể chọn mức chênh lệch nhỏ hoặc bằng không – nhưng bạn sẽ phải trả hoa hồng cho mỗi giao dịch. Ngược lại, mức chênh lệch lớn hơn, nhưng sẽ không có hoa hồng hoặc rất nhỏ.

Thông thường, các day trader sẽ chọn mức chênh lệch thấp và họ sẽ trả hoa hồng cho mỗi giao dịch. Bởi vì họ sẽ dễ thu được lợi nhuận hơn khi họ đặt lệnh với khối lượng lớn.

Trong khi đó chênh lệch thả nổi sẽ được các swing hoăc hold trader lựa chọn vì họ sẽ để lệnh của họ dài hơn. Để bạn dễ dàng lựa chọn hơn, dưới đây sẽ là bản tóm tắt sự khác nhau giữa các loại sàn môi giới:

phân biệt các loại sàn forex
Các điểm khác nhau giữa các sàn giao dịch forex

Chúng ta đã cũng tìm hiểu các loại sàn forex, mong có bạn có thể có thêm vài thông tin để chọn được sàn giao dịch phù hợp với mình!

Các bạn có thể tham khảo cách chọn sàn giao dịch tại đây – 6 cách chọn sàn giao dịch Forex bạn cần xem xét trước khi giao dịch.

Related Articles

Leave a Comment