Bạn đã biết forex LÀ GÌ, TẠI SAO bạn nên giao dịch nó, và AI là người tạo ra thị trường forex, và bây giờ là lúc bạn sẽ được biết KHI NÀO bạn có thể giao dịch forex. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về các phiên giao dịch, các khung thời gian bạn có thể giao dịch Forex.

Như những bài trước chúng ta đã thảo luận, thị trường Forex hoạt động 24h mỗi ngày, vậy tại sao chúng ta cần quan tâm đến thời gian giao dịch? Liệu forex có hoạt động cả ngày không?
Như bạn đã biết, chúng ta có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường tăng và thậm chí khi thị trường giảm chúng ta cũng có thể làm điều đó.
Nhưng bạn sẽ rất khó khăn để kiếm tiền khi thị trường không di chuyển, hay biến động một chút nào. Và bạn không nghe nhầm đau hầu hết thời gian trong thị trường Forex là khó đoán, nó sẽ có lúc yên ắng và bất động như nạn nhân nhìn vào mắt của Medusa.

Bài này sẽ giúp các bạn chọn ra phiên giao dịch hay khung thời gian tốt nhất để giao dịch Forex.
Phiên giao dịch Forex
Trước khi tìm được khung thời gian tốt nhất, chúng ta nên biết 24 giờ của thị trường ngoại hối hoạt động như thế nào.
Hiện tại, thị trường forex sẽ có 4 phiên giao dịch chính:
- Phiên Sydney
- Phiên Tokyo
- Phiên London
- Phiên Mỹ
Trong lịch sử thì chỉ có 3 phiên giao dịch chính.
Các nhà giao dịch thường tập trung vào 3 phiên giao dịch, thay vì cố gắng giao dịch suốt 24h mỗi ngày.
Đây được gọi chung là hệ thống 3 phiên giao dịch trong forex.
Các phiên này bao gồm phiên Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ hay được gọi là phiên Tokyo, London và New York.
Nhiều người thích gọi theo tên Châu lục hơn là tên quốc gia, nhưng trong bài này chúng ta sẽ gọi theo tên quốc gia.
Bán có biết: Tổng khối lượng giao dịch của bốn trung tâm hàng đầu, bao gồm: London, New York, Singapore và Hong Kong chiếm 75% khối lượng giao dịch toàn cầu.
Đường đổi ngày quốc tế – International Dateline là nơi mà ngày giao dịch mới bắt đầu.
Thị trường Forex sẽ mở cửa đầu tiên ở New Zealand là một trung tâm tài chính lớn, thị trường ngoại hối mở cửa ở đó vào sáng thứ hai, trong khi ở các nơi khác đều vẫn còn là Chủ Nhật.
Mặc dù bắt đầu ở New Zealand nhưng phiên mở đầu này vẫn được gọi là phiên giao dịch Sydney. Điều này cũng không quan trọng gì, nhưng cũng là một kiến thức hay ho mà bạn nên biết.
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, không có thời gian nào mà thị trường chính thức đóng cửa. Mặc dù thị trường sẽ có thời gian tạm lắng trong khoảng từ 19:00 đến 22:00 theo giờ GMT thì hầu hết các nhà giao dịch Mỹ đi về nhà và người Úc thì bắt đầu ngày làm việc.
Ngoài những ngày cuối tuần, chỉ có hai ngày lễ trong năm thị trường Forex đóng cửa đó là: Giáng sinh và Ngày đầu năm dương lịch.
Bảng dưới đây là giờ đóng mở cửa các phiên giao dịch theo giờ Việt Nam

Quy ước giờ mùa hè – Daylight Savings Time
Thời gian mở và đóng cửa cũng có thể khác nhau do ở một số tháng như: tháng 10, 11 và tháng 3, 4 tại một số quốc gia (Mỹ, Anh, Úc) do quy ước giờ mùa Hè DST.
Ngày trong những tháng theo quy ước giờ mùa hè cũng khác nhau, sẽ khiến chúng ta bối rối khi tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, Nhật Bản là nước không tuân theo giờ DST, cũng là điều đáng mừng và đơn giản hơn cho chúng ta.
Điều quan trọng ở đây chúng ta cần biết là thời gian giao dịch sẽ có thể thay đổi vào tháng 3,4,10 và 11 ở các quốc gia áp dụng giờ DST.
Để đối phó với việc thay đổi này đúng là công việc khó khăn, tuy nhiên bạn sẽ được sàn giao dịch thông báo mỗi khi có sự thay đổi. Bạn cũng đừng quá bận tâm.
Đây sẽ là thông tin để trả lời câu hỏi tại sao cứ đến những tháng này sàn giao dịch lại đổi giờ bạn nhé!
Sự chồng chéo các phiên giao dịch
Sẽ không có gì lạ khi giữa các phiên giao dịch ngoại hối, có một khoảng thời gian mà các phiên giao dịch mở cửa cùng lúc.
Ví dụ:
- Trong mùa hè, từ 3h00 đến 4h00 sáng theo giờ ET phiên giao dịch Tokyo và London sẽ trùng nhau. (vào khoảng 14h00 đến 15h00 theo giờ Việt Nam)
- Và trong cả mùa hè và mùa đồng từ 8h00 đến 12h00 theo giờ ET, phiên London và New York trùng lặp. (vào khoảng 19h00 đến 23h00 theo giờ Việt Nam)
Đây sẽ là khoảng thời gian khối lượng giao dịch lớn nhất trong ngày vì có nhiều thị trường mở cửa cùng lúc. Dưới đây sẽ là bảng biến động trung bình tính theo pip của các phiên giao dịch theo từng cặp tiền khác nhau.
CẶP TIỀN | TOKYO | LONDON | NEW YORK |
---|---|---|---|
EUR/USD | 76 | 114 | 92 |
GBP/USD | 92 | 127 | 99 |
USD/JPY | 51 | 66 | 59 |
AUD/USD | 77 | 83 | 81 |
NZD/USD | 62 | 72 | 70 |
USD/CAD | 57 | 96 | 96 |
USD/CHF | 67 | 102 | 83 |
EUR/JPY | 102 | 129 | 107 |
GBP/JPY | 118 | 151 | 132 |
AUD/JPY | 98 | 107 | 103 |
EUR/GBP | 78 | 61 | 47 |
EUR/CHF | 79 | 109 | 84 |
Bảng trên cho chúng ta thấy phiên giao dịch London – Anh có sự biến động lớn nhất.
Và cũng lưu ý rằng có một số cặp có mức biến động lớn hơn nhiều so với các cặp tiền khác. Mong là bạn sẽ chọn được cặp tiền ưng ý và phù hợp với mình.
Trong các bài sau chúng ta sẽ được tìm hiểu về từng phiên giao dịch chính. Và những điều cần biết trong những phiên giao dịch này