Trong bài này chúng ta sẽ cùng xem lại các mô hình đã xem trong bài trước. Trong bài này sẽ giúp bạn cải thiện việc đưa ra quyết định khi giao dịch khi kết hợp mô hình nến Nhật và kháng cự hỗ trợ.
Nhớ rằng, chỉ bản thân thanh nến là vô dụng. Bạn sẽ phải luôn xem xét điều kiện thị trường và giá đang nói gì với bạn!
Trước khi bắt đầu sẽ thêm một ít lời cảnh báo với các bạn..
Cũng như bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào! Nếu mô hình nến chỉ cho bạn thấy đó là đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng. Thì bạn hãy nhớ rằng nó có thể sẽ KHÔNG xảy ra.
Đây là thị trường FOREX, không phải là nơi bạn có thể nghĩ nó sẽ theo suy nghĩ của bạn!
Dùng mô hình nến Nhật với hỗ trợ và kháng cự
Cách đơn giản nhất để dùng mô hình nến là kết hợp chúng với kháng cự và hỗ trợ.
Bởi vì hỗ trợ và kháng cự xác định các khu vực quan trọng, nơi mà bên mua và bên bán thiết lặp các mục tiêu tiếp theo của họ. Việc xem xét các thanh nến phản ứng với các vùng này. Sẽ giúp ích cho bạn trong việc giá sẽ duy chuyển thế nào tiếp theo.
Sau đây sẽ là ví dụ trong thị trường Forex thực:
Trong ví dụ dưới đây, có thể thấy mức kháng cự xung quanh vùng giá 114.340 của cặp tiền USD/JPY.
Bạn rất muốn tham gia thị trường, vì giá tiếp cận vùng kháng cự này với một cây nến xanh rất to.

Tuy nhiên, đợi thêm nữa nhé…
Cùng xem tiếp hai thanh nến tiếp theo, bạn phía hiện ra mô hình nến kép: bearish engulfing – nhấn chìm giảm với nến đầu là shooting star. Một mô hình đảo chiều mạnh mẽ.
Mô hình này là tín hiệu xác nhận để bạn có thể cân nhắc vào lệnh short cho cặp tiền này – lệnh bán.
Vì chúng ta là những nhà giao dịch chuyên nghiệp nên việc đặt dừng lỗ – stop loss phía trên đỉnh nến nhấn chìm là điều không thế thiếu.

Lý do vì sao ta biết được: chính vì sự kiên nhẫn và kiến thức về các mô hình mà chúng ta đã thảo luận. Bạn đã tăng tối đa tỷ lệ thắng về phía mình.
Cùng xem chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta đặt lệnh short…

Còn gì để nói nữa… Chúng ta đã có hàng trăm pip ở cặp tiền này.
Chúng ta đang chạm gần đến giấc mơ NHÀ LẦU XE HƠI.
Bạn có nghĩ: “Tại sao phải là ở mức hỗ trợ và kháng cự, nhìn biểu đồ có rất nhiều tín hiệu không ở những vùng này. Làm như vậy không phải nhanh có nhà lầu, xe hơi hơn!”
Để giải đáp thắc mắc này chúng ta sẽ cùng xem lại biểu đồ ở trên. Nhưng ở một diễn biến khác…

Bạn thấy đấy nếu chúng ta không kết hợp chúng tại mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Thì kết quả sẽ là gì cho bạn!
Bằng cách ghép chúng lại với nhau, tỷ lệ thắng của chúng ta đã tăng lên đáng kể. WHY NOT?