Home Blog Kháng cự hỗ trợ – Cách vẽ vùng kháng cự và hỗ trợ

Kháng cự hỗ trợ – Cách vẽ vùng kháng cự và hỗ trợ

by Danny
0 comment

“Kháng cự hỗ trợ” là hai khái niệm phổ biến và quan trọng bậc nhất trong giao dịch đối với các trader dùng phương pháp phân tích kỹ thuật.

Điều đáng nói ở đây là mỗi trader sẽ có một cách xác định các vùng theo cách riêng của mỗi người. Không ai giống ai cả!

Trước tiên chúng ta sẽ cùng xem qua vậy chúng là gì?

Ví dụ về thị trường tăng giá
Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về thị trường tăng giá

Nhìn vào đồ thị bên trên bạn có thể thấy biểu đồ zigzac của một thị trường tăng giá.

Khi giá di chuyển đi lên và sau đó hồi trở lại, điểm cao nhất trước khi trở lại được gọi là kháng cự – resistance. Các mức kháng cự này thể hiện đang có thặng dư người bán.

Và khi giá bắt đầu quay trở lại, điểm thấp nhất mà nó tạo ra sẽ được gọi là hỗ trợ – support. Các vùng hỗ trợ cho biết nơi mà đang có thặng dư người mua.

Bằng cách này kháng cự sẽ liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên. Và ngược lại hỗ trợ được hình thành khi giá đi xuống.

Trong thị trường giảm giá sẽ ngược lại. Chúng ta cùng xem ví dụ bên dưới:

Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về thị trường giảm giá
Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về thị trường giảm giá

Cách giao dịch đơn giản nhất tại kháng cự hỗ trợ, như sau:

Giao dịch “bounce” – trở lại

  • Mua khi giá giảm về vùng hỗ trợ
  • Bán khi giá tăng lên vùng kháng cự

Giao dịch “break” – phá vỡ

  • Mua khi giá phá vùng kháng cự
  • Bán khi giá phá vùng hỗ trợ

Giao dịch theo “bounce” hay “break”? Nếu bạn vẫn còn bối rối. Đừng lo lắng chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn ở phần sau.

Cách vẽ vùng hoặc đường hỗ trợ và kháng cự

Điều bạn luôn phải nhớ là hỗ trợ và kháng cự không phải là các con số, chính xác nó là vùng.

Bạn sẽ thấy các mức này dường như nhiều lần bị phá vỡ. Nhưng ngay sau đó bạn nhận ra rằng thị trường chỉ đang “thử nghiệm” nó. Nếu bạn sử dụng biểu đồ nến Nhật thì việc “kiểm tra -test” này thường được thể hiện bằng bóng hoặc đuôi nến.

Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về sự kiểm tra
Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về sự kiểm tra

Các bạn có thể thấy giá chỉ đơn giản là test vùng trong ví dụ trên                .

Vậy làm cách nào để biết chính xác giá đã phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ?

Sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Một vài người thì cho rằng chỉ cần giá đóng cửa phía trên hoặc dưới mức đó thì đã được coi là phá vỡ. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta thấy rất nhiều trường hợp không đúng như vậy. Chúng ta sẽ cùng nhau xem ví dụ bên dưới:

Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về sự phá vỡ giả
Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về sự phá vỡ giả

Trong trường hợp này giá đã vượt qua vùng hỗ trợ trước đó nhưng sau đó quay trở lại mạnh mẽ.

Bạn cũng có thể xem kỹ hơn về vấn đề này – Chiến Lược Giao Dịch Với Phá Vỡ Giả – False Break Là Gì?

Nếu bạn tin giá đã phá vỡ trong trường hợp này, có lẽ đây sẽ là một lệnh thua của bạn.

Bây giờ bạn xem đất vùng kháng cự thật sự không bị phá vỡ và thậm chí vùng này còn trở nên mạnh hơn.

Để giúp bạn tránh được những lần phá vỡ giả này, điều bạn cần phải làm là xem mức hỗ trợ hoặc kháng cự là “VÙNG” chứ không phải là một con số cụ thể.

Một cách hay ho để vẽ vùng kháng cự và hỗ trợ?

Một cách để các bạn xác định và vẽ vùng này là dùng biểu đồ đường – line chart thay vì dùng biểu đồ nến.

Lý do là vì biểu đồ đường chỉ thể hiện cho bạn thấy giá đóng cửa trong khi biểu đồ nến có cả giá cao nhất và thấp nhất trên đuôi nến.

Giá cao nhất và thấp nhất đôi khi sẽ dễ khiến bạn hiểu nhầm vì nó chỉ thể hiện sự “giật gân” từ thị trường. Giống như khi bạn đang làm điều gì đó rất kỳ quặc và khi được hỏi bạn trả lời là: “Xin lỗi, đó là do phản xạ.”

Khi vẽ chúng, bạn sẽ không muốn vẽ những phản xạ của thị trường. Bạn sẽ chỉ muốn vẽ những gì giá thể hiện.

Chúng ta sẽ cùng xem ví dụ trong biểu đồ đường bên dưới, bạn có thể vẽ các vùng kháng cự tại các khu vực đỉnh của biểu đồ. Và hỗ trợ tại các đáy.

Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về vẽ trên biểu đồ đường - line chart
Hỗ trợ và kháng cự: ví dụ về vẽ trên biểu đồ đường – line chart

Một số điều thú vị khác

  • Một khi giá vượt qua vùng kháng cự. Vùng đó đó có thể trở thành vùng hỗ trợ.
  • Giá kiểm tra mức kháng cự càng nhiều và thường xuyên. Thì vùng đó càng mạnh và tương tự với vùng hỗ trợ.
  • Khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ, động thái tiếp theo sẽ phụ thuộc vào độ mạnh mẽ cùng chính vùng hỗ trợ này. Tương tự cho kháng cự.
vi-du-dien-hinh
Kháng cự và hỗ trợ: ví dụ điển hình

Chỉ cần thêm một ít thời gian thực hành với khung thời gian D1, bạn sẽ vẽ được chúng một cách dễ dàng.

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kháng cự theo đường chéo. Hay còn được gọi là trend line.

Related Articles

Leave a Comment